CÓ NÊN LẤY CAO RĂNG KHÔNG ?
1. Cao răng là gì?
Cao răng (vôi răng) là lớp bám cứng đầu tồn tại giữa các kẽ răng và chân nướu. Lấy cao răng là biện pháp làm sạch răng thông thường với quy trình thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn lấy cao răng có tốt không? Lấy cao răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
2. Mục đích của lấy cao răng?
Cao răng nếu để lâu ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như viêm lợi, dẫn đến chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi. Hơn nữa, cao răng cũng có thể gây ra các bệnh như viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn là răng có thể bị lung lay và gây rụng răng.
3. Lý do nên lấy cao răng định kỳ
Trước khi đi sâu làm rõ lấy cao răng có tốt không thì tìm hiểu những lý do cần phải lấy cao răng:
· Thứ nhất, những độc tố của vi khuẩn trong các mảng cao răng sẽ gây ra viêm. Từ phản ứng viêm gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng. Và có thể làm cho lợi mất đi chỗ bám dẫn đến răng càng ngày càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được bao quanh để làm chức năng bảo vệ răng. Bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu ở răng.
· Thứ hai, chiều dài ở chân răng là không thay đổi cho nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn sẽ dẫn đến răng bị lung lay. Từ đó, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
· Thứ ba, tiêu xương sinh lý là hiện tượng không thể tránh khỏi. Và việc làm cho xương không tiêu là vấn đề không thể. Do đó việc lấy cao răng sẽ giúp duy trì xương ở mức độ ổn định là vô cùng quan trọng.
· Với những ảnh hưởng xấu đến răng miệng mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 6 tháng/ lần. Chúng ta không nên đợi có nhiều cao răng mới đi lấy. Vì khi cao răng hình thành thì sẽ gây ra tổn thương và để lại hậu quả khôn lường.
4. Thời gian lấy cao răng cụ thể cho từng trường hợp
· Bạn nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần đối với các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt và cao răng ít.
· Bạn nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần nếu thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu. Và những người vệ sinh răng miệng kém, có men răng sần sùi dễ tích tụ mảng bám cũng nên lấy cao răng theo thời gian này.
· Riêng trường hợp các bé dưới 10 tuổi thì khi lấy cao răng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Quá trình lấy cao răng cũng được thực hiện nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cho các bé.
Có thể nói lấy cao răng có tốt không? Câu trả lời là tốt và thường không đau. Việc này cũng không gây ảnh hưởng tới các mô mềm hay tổn thương men răng. Nhưng tình trạng tổn thương răng nướu vẫn có thể xảy ra nếu thao tác của bác sĩ tác động trực tiếp tới các khu vực như má trong hay lưỡi… Và để hạn chế tình trạng ê buốt sau khi lấy vôi răng thì bạn nên lựa chọn cơ sở chuyên môn uy tín cùng trang thiết bị hiện đại.
5. Quy trình lấy cao răng hiện đại hiện nay được tiến hành như thế nào?
Với công nghệ hiện đại ngày nay thì lấy cao răng được thực hiện bằng sóng siêu âm. Và phương pháp này mang đến những ưu điểm vượt trội. Quy trình cạo vôi răng được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn cho khách hàng
Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ và tình trạng cao răng như thế nào? Bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn phương pháp lấy cao răng được thực hiện ra sao. Nếu như bạn có bất cứ bệnh lý liên quan đến răng miệng nào thì bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Bước 2: Lấy cao răng bằng máy siêu âm
ác sĩ sẽ di chuyển đầu máy siêu âm nhẹ nhàng xung quanh răng và phía dưới viền nướu. Máy sẽ tác động trực tiếp vào những mảng bám cao răng. Cao răng sẽ bong ra khỏi men răng và mô nướu mà không có bất cứ ảnh hưởng nào đến xung quanh răng.
Bước 3: Tiến hành đánh bóng răng và hoàn tất quy trình lấy cao răng
Đây được xem là bước quan trọng nhất trong quá trình lấy cao răng. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại bột khoáng chuyên dụng để làm bóng bề mặt răng. Quá trình đánh bóng giúp răng trở nên mịn hơn, nhẵn hơn. Từ đó giúp hiệu quả lấy cao răng lâu dài hơn. Và việc lấy cao răng có tốt không thì chắc chắn sẽ tốt hơn.